Phá sản ngân hàng Ngân_hàng_0_đồng

Trong cuộc Toạ đàm "Nhu cầu hoàn thiện pháp luận nhằm thục đẩy tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, xử lý nợ xấu và đáp ứng yêu cầu hội nhập" do Ủy ban thường vụ Quốc hội tổ chức, TS. Lê Thị Nga, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội khuyến nghị giải pháp mua lại bắt buộc 0 đồng chỉ nên là giải pháp trước mắt, giải pháp tình thế, cho phá sản ngân hàng "là phương án cần được tính đến, được các chuyên gia (như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)) khuyến nghị. Để một ngân hàng phá sản sẽ là một bài học tốt cho cả giới ngân hàng lẫn người dân gửi tiền, một biện pháp hữu hiệu chống lại thói "ỷ thế làm liều" của cả hai bên".[19]

Mặt tích cực

Việc cho phá sản ngân hàng sẽ mang lại một số hệ quả tích cực. Thứ nhất, người gửi tiền sẽ phải cân nhắc, lựa chọn kỹ hơn địa chỉ mình muốn gửi tiền vào. Thay vì chỉ nhắm đến các ngân hàng có mức lãi suất cao thì nay họ cũng phải quan tâm đến yếu tố an toàn cho khoản tiền của mình. Điều này sẽ góp phần làm giảm hiện tượng chạy đua lãi suất huy động trong hệ thống. Các ngân hàng có chất lượng tốt, quản trị minh bạch, thanh khoản dồi dào sẽ không phải chạy theo các ngân hàng nhỏ trong việc nâng lãi suất huy động để giữ chân người gửi tiền, từ đó họ có thể cắt giảm lãi suất cho vay nhờ nguồn tiền huy động có chi phí thấp.

Thứ hai, quan trọng hơn, các ông chủ ngân hàng kinh doanh thiếu minh bạch sẽ không dễ để huy động nguồn vốn rồi cho vay các dự án sâu sau như trước. Qua đó, nợ xấu phát sinh do cho vay không đúng mục đích sẽ được hạn chế, NHNN cũng không phải can thiệp, giải cứu các ngân hàng làm ăn thua lỗ đến mức âm vốn chủ sở hữu nữa.[20]

Mặt tiêu cực

Tuy nhiên, trên thực tế, việc phá sản một tổ chức tín dụng (TCTD) là một vấn đề có tác động mạnh đến nền kinh tế, ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền, làm giảm sút lòng tin của người dân đối với các TCTD, có thể dẫn đến đổ vỡ hệ thống các TCTD, ảnh hưởng đến sự điều tiết kinh tế vĩ mô của Chính phủ [4]

Tiền gửi của dân

Theo Nghị định Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Bảo hiểm tiền gửi, số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi bao gồm cả gốc và lãi của một người gửi tiền (một cá nhận hoặc người đại diện theo pháp luật) tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi tối đa là 50 triệu đồng. Điều này có nghĩa là cho dù người gửi tiền có gửi 1 tỷ đồng tại một ngân hàng thì khi ngân hàng này phá sản, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam sẽ chỉ chi trả cho người gửi tiền trên tối đa là 50 triệu đồng. Còn tiền thu được từ hoạt động thanh lý tài sản ngân hàng khi phá sản, theo trình tự ưu tiên, ngân hàng sẽ tiến hành chi trả cho chủ nợ là cơ quan thuế đầu tiên, tiếp đến chính là người gửi tiền, thứ ba là các tổ chức tín dụng trên thị trường liên ngân hàng, thứ tư là người sở hữu trái phiếu ngân hàng, thứ năm là các nhà cung cấp sản phẩm dịch vụ và cuối cùng là cổ đông của ngân hàng.[21]

Thí điểm cho phá sản ngân hàng

Phát biểu tại phiên thảo luận tổ ở Quốc hội sáng ngày 22 tháng 10 năm 2016, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định Chính phủ sẽ quyết liệt trong tái cơ cấu kinh tế, không cứu vớt các ngân hàng, doanh nghiệp yếu kém, bằng cách mua lại các ngân hàng 0 đồng: "Chính phủ cũng đề xuất giải pháp mạnh hơn là thí điểm cho phá sản ngân hàng, tổ chức tín dụng yếu kém." [22]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Ngân_hàng_0_đồng http://www.bbc.com http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-38312544 http://cafebiz.vn/sacombank-dongabank-va-3-ngan-ha... http://cafef.vn/3-ngan-hang-0-dong-ngay-ay-bay-gio... http://cafef.vn/cho-pha-san-se-lam-he-thong-ngan-h... http://cafef.vn/hom-nay-xet-xu-phuc-tham-vu-pham-c... http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/bat-nguyen-chu... http://cafef.vn/tai-co-cau-he-thong-ngan-hang-giai... http://dantri.com.vn/kinh-doanh/mua-3-ngan-hang-0-... http://dantri.com.vn/kinh-doanh/mua-ngan-hang-gia-...